Phương thuốc cổ truyền trừ ho với hơn 300 năm lịch sử
Thứ Ba 08:36 10/09/2013
Đến nay, với lịch sử hơn 300 năm, phương thuốc trừ ho Xuyên bối tỳ bà cao vẫn được các thế hệ thầy thuốc đông y kế thừa và truyền tụng. Đặc biệt, với công nghệ bào chế hiện đại, phương thuốc đã được phát triển và bào chế dưới nhiều dạng thuốc ho khác nhau, phục vụ nhu cầu trị bệnh của nhân dân. Phương thuốc được ghi chép, bảo tồn trong nhiều tài liệu y học chính thống, trở thành tinh hoa của nền y học cổ truyền phương Đông nói chung và nền y học dân tộc Việt Nam nói riêng.
Từ một truyền thuyết
Cách đây hơn 300 năm, vào triều đại nhà Thanh, Trung Hoa, dân gian truyền nhau câu chuyện cảm động về một vị quan tên là Ian Xyao Lian, nổi tiếng về tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ. Một lần, phụ mẫu ông mắc chứng bệnh lạ. Bà ho dòng dã ngày này tháng khác mà không khỏi. Ông cho người tìm kiếm khắp nơi phương thuốc hay, bài thuốc quý, vời những vị danh y nổi tiếng về chữa trị, nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm.
Từ một truyền thuyết
Cách đây hơn 300 năm, vào triều đại nhà Thanh, Trung Hoa, dân gian truyền nhau câu chuyện cảm động về một vị quan tên là Ian Xyao Lian, nổi tiếng về tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ. Một lần, phụ mẫu ông mắc chứng bệnh lạ. Bà ho dòng dã ngày này tháng khác mà không khỏi. Ông cho người tìm kiếm khắp nơi phương thuốc hay, bài thuốc quý, vời những vị danh y nổi tiếng về chữa trị, nhưng bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm.
May thay, trong lúc tuyệt vọng, ông được một thần y ra tay cứu giúp. Vị thần y này đã lấy một loại cây được trồng phổ biến ở vùng đất Tứ Xuyên, có tên là Xuyên bối mẫu, kết hợp với mật ong và một số thảo dược khác, sắc lên cho bà lão uống. Bà lão kiên trì uống thuốc. Quả nhiên khỏi bệnh. Sức khỏe dần bình phục. Bà và con trai vô cùng phấn trấn, cảm tạ ơn cứu mạng của thần y, đồng thời bày tỏ tâm nguyện được phổ biến rộng rãi phương thuốc này để nhiều người được cứu chữa như bà. Bài thuốc được đặt tên từ 2 vị thuốc chủ đạo là Xuyên bối mẫu và Tỳ bà diệp, nên gọi là Xuyên bối tỳ bà cao. Nhờ công hiệu chữa trị được nhiều chứng ho khác nhau, kể cả những chứng ho dai dẳng lâu này không khỏi…phương thuốc đã được nhân dân khắp nơi truyền tụng, kế thừa từ đời này sang đời khác. Sau này, phương thuốc đã được chứng minh tác dụng thông qua các nghiên cứu khoa học hiện đại. Với kinh nghiệm sử dụng hơn 300 năm và những minh chứng khoa học, Xuyên bối tỳ bà cao được chuẩn hóa và đưa vào Dược điển Trung Quốc, trở thành bài thuốc chính thống, làm cơ sở cho nền công nghiệp Dược phát triển thành nhiều loại dược phẩm khác nhau.
Kết cấu phương thuốc theo y học cổ truyền
Xuyên bối tỳ bà cao gồm nhiều dược liệu được kết hợp theo bố cục Quân – Thần – Tá – Sứ, theo tác dụng chính yếu của các vị thuốc, tương tự thứ bậc của vua tôi quần thần trong triều đình. Quân là vị thuốc quyết định công năng chính của phương thuốc, tương tự như vua, đứng đầu triều đình, quyết định vận mạng của quốc gia, dân tộc.
Trong phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao, Xuyên bối mẫu là vị quân, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm, thanh phế, giải độc…Đã có những nghiên cứu dược lý về Xuyên bối mẫu, chứng minh vị thuốc này có tác dụng ức chế nhẹ trung tâm gây ho, an thần, qua đó làm giảm phản xạ ho. Đây là một dược liệu quý và khá đắt tiền. Chữ “Bối mẫu” xuất phát từ ý nghĩa quý như bảo bối của người mẹ, được sử dụng làm phương thuốc trừ ho cho các thai phụ và bà mẹ cho con bú. Ngoài ra, còn được xem là bảo bối trừ ho trong mỗi gia đình Trung Hoa thời xưa, gọi là “Cấp cứu phương”.
Phò tá cho Vua, có Thần, là cánh tay đắc lực giúp vua trong việc trị nước. Tương tự như vậy, vị Thần có vai trò hỗ trợ vị Quân trong trị bệnh. Vị thần trong phương thuốc Xuyên bối tỳ bà cao là Tỳ bà diệp, có tác dụng thanh phế, hòa vị, giáng khí, hóa đờm, được đông y sử dụng trong các trường hợp ho, viêm họng, viêm phế quản mạn tính…Tỳ bà diệp cũng được nghiên cứu về dược lý, cho thấy các tác dụng như giảm co thắt khí quản, long đờm, kháng khuẩn, chống viêm.
Giúp việc cho Thần lại có tướng tá ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung. Các vị này gồm: Cát cánh, bán hạ có tác dụng làm loãng đờm, nhờ đó giúp đờm dễ được đẩy ra ngoài; Trần bì, gừng tươi, bạc hà chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm; Khổ hạnh nhân ức chế trung tâm gây ho, làm giảm phản xạ ho; Viễn chí có tác dụng an thần, giảm ho, làm loãng đờm, giảm đau, kháng khuẩn; Qua lâu nhân giúp giảm đau, long đờm, chống viêm; Một điểm khác biệt của phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền, đó là trong phương thuốc ngoài các vị thuốc có tác dụng trị chứng bệnh như giảm ho, long đờm, kháng khuẩn, chống viêm…, còn hết sức coi trọng các vị thuốc có tính bổ dưỡng. Qua đó, một mặt làm tăng cường sinh lực nói chung, vừa điều hòa chức năng tạng phủ, cải thiện phần gốc của bệnh, đem lại hiệu quả trị bệnh lâu dài. Trong phương thuốc này, có các vị như Sa sâm, phục linh, ngũ vị tử là vị thuốc bổ phế, tỳ, vị, phát huy công hiệu vừa tả, vừa bổ theo đông y.
Cam thảo là vị thuốc đóng vai trò làm Sứ có tác dụng dẫn thuốc, điều vị, giúp phương thuốc giảm được vị đắng và dễ uống. Đồng thời, nhờ cam thảo, các vị thuốc khác dễ được hấp thu, thể hiện đúng tính vị, quy kinh, tác dụng. Trong đông y, cam thảo cũng là vị thuốc giúp long đờm, giảm ho, chống viêm.