HỘI ĐÔNG Y THÀNH PHỐ HỘI AN

HỘI ĐÔNG Y THÀNH PHỐ HỘI AN

7 thg 5, 2012

THỨC ĂN HÀNG NGÀY VÀ SỨC KHOẺ


THỨC ĂN HÀNG NGÀY VÀ SỨC KHOẺ

1) Nhức đầu ư ? - Ăn cá : Ăn nhiều cá vào, dầu trong cá giúp ngừa nhức đầu . Gừng cũng thế, nó làm hạ nhiệt và cơn đau
2) Bị sốt sốt mùa cỏ khô, sốt mùa hè - Ăn sữa chua (ya ua ) : Ăn nhiều sữa chua trước mùa phấn hoa . Cũng thế, hàng ngày ăn mật ong tại vùng bạn ở
3)Tránh đột quỵ - Uống trà: Tránh mỡ đọng vào thành động mạch bằng cách uống trà thường xuyên (Chính ra thì trà làm giảm sự thèm ăn và kìm hãm sự tăng cân …Trà xanh còn tốt cho hệ thống miễn nhiễm của chúng ta nữa .)
4) Bị chứng mất ngủ - Mật ong : Dùng mật ong như là 1 thứ thuốc làm đỡ đau và giảm thống.
5) Suyễn – Ăn hành : Ăn hành giúp sự co thắt của cuống phổi dễ dàng hơn (hồi tác giả còn bé , người mẹ đã làm 1 túi hành và đặt vào ngực con , giúp cơ quan hô hấp diều hoà và thực sự là có làm cho dễ thở Hơn)
6) Viêm khớp – Cũng an cá nữa: Cá Hồi , cá Ngừ, cá Thu, và cá Mòi thực sự là làm giảm viêm khớp (Cá có dầu omega tốt cho hệ thống miễn nhiễm của chúng ta)
7) Rối loạn bao tử / Ăn không tiêu? – Chuối và Gừng : Chuối sẽ làm ổn định bao tự. Gừng thì trị chứng buồn nôn và uể oải buổi sáng .
8) Nhiễm trùng/Viêm bọng đái? – Hãy uống nước cốt Nam việt quất (Cranberry juice)
9) Xương xóc có vấn để – Ăn dứa !!!: Chất Man-gan trong dứa có thể giúp tránh nứt, gãy xương .
10) Rối loạn tiền kinh nguyệt – Ăn sản phẩm từ bắp:Phụ Nữ có thể tránh được ảnh hưởng của thời tiền kinh nguyêt. Nó cũng làm giảm sự phiền não, âu lo, và bải hoải .
11) Rối loạn trí nhớ – Ăn con Hàu : Hàu cung cấp rất nhiều chất kẽm cần thiết giúp phát triển chức nang trí tuệ.
12) Bị nhiễm lạnh ư? – Ăn tỏi: Tỏi đánh tan nghẹt mũi (nhớ là tỏi cũng làm giảm lượng mỡ trong máu nữa)
13) Ho ư? – Dùng ớt đỏ cay !! Một chất căn bản tương tự thấy trong thuốc ho nước (xi-rô) cũng thấy trong ớt đỏ. Dùng ớt cay với liều lượng thích hợp sẽ làm khích thích bao tử
14) Ung thư vú? – Ăn lúa mì , cám , và bắp cải: Giúp duy trì khích thích tố nữ ở mức thích hợp
15) Ung thư phổi – Ăn các loại rau củ màu cam và xanh đậm !!! Chất giải dộc tốt là Bê ta caro tin, 1 dạng của vi ta min A được tìm thấy trong rau củ xanh đậm và cam .
16) Ung loét bao tử - Cũng chữa bằng bắp cải nữa !!! Bắp cải có chứa các hoá chất giúp làm lành ung loét bao tử và ruột .
17) Tiêu chảy – Ăn táo: Nướng 1 trái táo cả vỏ đến khi tao trỏ màu nâu rồi ăn, để chưa tiêu chảy (Chuối cũng tốt cho bệnh này)
18) Bị tắc nghẽn động mạch – Ăn trái bơ: Chất béo đơn không bão hoà trong trái bơ làm giảm lượng mỡ trong máu (cholesterol)
19) Bị cao máu (áp suất máu cao) – Ăn cần Tây và dầu Ô liu (Olive): Dầu ô liu cho thấy là làm giảm áp suất máu . Cần tây chứa hoá chất cũng làm giảm áp suất máu .
20) Lượng đường trong máu không cân bằng? – Ăn rau bông cải xanh (Broccoli) và đậu phộng . Chất Crôm ( Cr , hoá chất thứ 24) trong rau bông cải xanh và đậu phộng giúp điều hoà lượng đường trong máu và lượng In-su-lin
21) Trái Ki -Wi: Bé mà khoẻ - Đây là 1 nguồn dồi dào potassium (Kali , K , hoá chất thứ 19) , magnesium (Ma nhê, Mg, hoá chất thứ 12),
22) Táo: Một quả Táo mỗi ngày thì không cần phải đến bác sĩ nữa . Dù là trong 1 quả táo lượng Vitamin C thấp, nhưng có chất antioxidants & flavonoids làm gia tăng hiệu quả của Vitamine C, thế nên nó giúp là m giảm nguy cơ ung thư ruột già, truỵ tim, và đột quỵ
23) Dâu Tây: Trái cây phòng bệnh . Dâu Tây có năng lực trong việc antioxidant nhất trong các loại trái và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư, tắc nghẽn mạch máu (Thực ra là bất cứ loại dâu nào cũng totvì^' chứa rất nhiều chất anti-oxidants giúp chúng ta trẻ Lâu … Dâu xanh (blueberries) là loại tốt nhất và rất hiệu quả trong lãnh vực bảo vệ sức khoẻ. Nó hoá giải tất cả những chất căn bản tấn công cơ thể chúng ta .
24) Cam: Loại thuốc ngọt ngào nhất . Dùng 2 đến 4 quả cam mỗi ngày có thể ngừa cảm lạnh, giảm cholesterol, chống và trị sạn thận cũng tốt như là làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết .
25) Dưa Hấu: Món giải khát mát nhất , gồm 92% là nước . Nó cũng chứa 1 hàm lượng lớn glutathione giúp tăng khá năng miễn nhiễm của chúng ta . Nó cũng là nguồn cung cấp lycopene – yếu tố chống ung thư. Các chất dinh dưỡng khác cũng tìm thấy trong dưa hấu như Vitamin C & Potassium . Dưa hấu cũng có những diếu tố căn bản (nguồn SPF thiên nhiên) giúp cho da khoẻ mạnh , bảo vệ da khỏi những tia cao tần .
26) Ổi và Đu Đủ: Được giải quán quân về nguồn cung cấp Vitamine C . Ổi cũng giàu chất sơ giúp chông táo bón . Đu đủ thì nhiều carotene, rất tốt cho mắt. Cũng tốt cho no hơi sình bụng khó tiêu.
27) Cà Chua: Rất tốt như một biện pháp phòng ngừa cho đàn ông , tránh tình trạng kiệt sức từ sự suy nhược của cơ thể .



Rau cải cúc

Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô... Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 - 3.  Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C... Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).


Một số bài thuốc đơn giản.


- Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, hơi sốt):
 Rau cải cúc tươi 200g, rửa thật sạch, để ráo nước, thái nhỏ, gạo tẻ 100g. Sau đó,  vo sạch gạo cho vào nồi, đổ vào 1000g nước rồi đun cháo nhừ, cho rau cải vào, thêm gia vị, ăn nóng. Ăn liền 3 ngày.

- Ho do lạnh ở trẻ em:
 Lá cải cúc 6g, rửa sạch, thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

- Trị chứng đau đầu khi trời lạnh: Cải cúc khô 10 - 15g, đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Ngày uống 2 lần, uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày.

Hoặc dùng 1 nắm lá cải cúc tươi hơ nóng (bọc vào vải sạch, tránh bị nóng), dùng chườm đắp lên đỉnh đầu và 2 bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ khi bị đau đầu.

- Trị ăn uống không tiêu, người mới khỏi ốm, yếu:
 Cải cúc 500g, gừng tươi 3 lát, 100g thịt lợn nạc. Tát cả rửa sạch, thái nhỏ rau, thịt lợn, nấu thành canh, khi chín  nêm gia vị vừa đủ, ăn lúc còn nóng.

Chú ý: Không dùng cháo rau cải cúc cho người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.      

Theo SKDS



5 bài thuốc chữa bệnh của rau mùi tàu   rau ngò gai, 

Rau mùi tàu có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm...
 
Rau mùi tàu, còn có tên gọi là rau ngò gai, cây mọc hoang, phổ biến ở nơi ẩm vùng đồi núi và cũng được trồng nhiều làm rau gia vị. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm. Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai. Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán. Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy. Toàn cây có tinh dầu, nên có mùi thơm. Rau mùi tàu cho nhiều protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor , sắt, vitamin B1 và vitamin C.

Để làm thuốc dùng toàn cây rau mùi (tươi hay phơi khô), thu hái quanh năm. Theo Y học cổ truyền rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.
 
Những bài thuốc thường dùng: 
Bài 1: Chữa hôi miệng: Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5-6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.

Bài 2: Chữa đầy hơi, không tiêu do ăn nhiều đạm: Rau mùi 50g, thái dài khoảng 3 - 4cm; gừng tươi 1 lát đập dập. Tất cả rửa sạch sắc với 400ml nước, đến khi còn 200ml chia làm 2 lần, uống nóng,  mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Dùng liền 3 ngày.

Bài 3: Chữa cảm cúm: Rau mùi 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào nồi sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.

Bài 4: Chữa cảm mạo: Mùi tàu khô 10g , cam thảo đất 6g. Rửa sạch đổ vào nồi với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.

Bài 5: Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5-10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.

Những bài thuốc trên đã được kiểm chứng trong điều trị, xong do cơ địa của mỗi người khác nhau, đặc biệt đối với trường hợp mắc các bệnh mạn tính sẽ không đáp ứng trong điều trị. Do vậy cần đến cơ sở y tế để được bắt mạch kê đơn.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống