HỘI ĐÔNG Y THÀNH PHỐ HỘI AN

HỘI ĐÔNG Y THÀNH PHỐ HỘI AN

30 thg 4, 2012


Y học cổ truyền Bài thuốc cho người huyết áp cao Để điều trị cao huyết áp, y học hiện đại căn cứ vào nguyên nhân và cơ địa của người bệnh mà có các phương cách chữa trị thích hợp. Bên cạnh đó cũng có những bài thuốc cổ truyền dễ áp dụng. Theo y học cổ truyền, bệnh cao huyết áp thuộc chứng “huyễn vựng”, hoặc “can dương vượng”. Nguyên nhân có thể là do tình chí căng thẳng lâu ngày khiến can khí nội uất, hóa hỏa làm hao tổn can âm, can dương nhiễu loạn, bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt phần âm của can thận, dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng. Hoặc do ăn uống quá nhiều chất béo, chất ngọt làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến chức năng vận hóa của tỳ suy giảm rồi dẫn tới đàm thấp nội sinh, và đưa đến thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên bệnh huyết áp cao. Tùy theo thể bệnh (can hỏa thịnh, can thận âm hư, âm dương đều hư...) mà y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị hiệu quả. Điều đặc biệt là có một số vị thuốc chỉ dùng độc vị (một vị), hoặc kết hợp vài ba vị để điều trị cao huyết áp ở thể nhẹ, hoặc ở giai đoạn đầu rất tốt như: cúc hoa, đỗ trọng, câu đằng, phòng kỹ, hòe hoa, mướp đắng, rau má, cải xoong, cam thảo đất, hạ khô thảo, lá liễu... Dưới đây là một số cách ứng dụng đơn giản chữa cao huyết áp bằng cây cỏ mà người dân ở quê cũng có thể áp dụng. - Rau cần nửa kg, rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống. - Lạc nhân (hạt đậu phộng) 200 gr, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt. - Lá liễu tươi 250 gr, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày. - Hoa cúc, hòe hoa, hoa đề thái (mỗi loại 10 gr) cho vào nửa lít nước, sắc uống trong ngày. - Hạ khô thảo 15 gr, long đởm thảo 6 gr, ích mẫu 30 gr, bạch thược 12 gr, cam thảo 6 gr. Tất cả cho vào nồi cùng 3 chén nước (750 ml) sắc uống trong ngày. - Sinh địa 15 gr, sơn thù 10 gr, trạch tả 10 gr, quế chi 10 gr, ngưu tất 10 gr cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày. Lưu ý, cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn và cần theo dõi huyết áp, nếu thấy bất thường phải đi khám, kiểm tra sớm.
Thứ ba, 14/02/2012, 10:13(GMT+7) Cần tây chữa cao huyết áp Cần tây có công dụng dưỡng huyết mạnh, lợi tỳ, ích khí, thanh nhiệt hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, tiểu đường, giảm ho... Đông y gọi cần tây là cần làm thuốc, dương khổ cần, vị ngọt đắng the mát có công dụng dưỡng huyết mạnh, lợi tỳ, ích khí, thanh nhiệt hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, tiểu đường, giảm ho... Từ lâu, người Hy Lạp dùng cần tây chữa lợi tiểu, người Ai Cập dùng để chữa tim... Đặc biệt người ta thường dùng cần tây để "lọc máu" có mỡ máu cao, giảm béo và chữa cam huyết áp... Chữa huyết áp cao: Rau cần tây cả cây 50 - 60g, sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định thì thôi. Hoặc rau cần tây 100g, cải 50g, gừng 5g, hành 10g, nước canh gà 300g, nấu chín, ăn nóng. Mỡ trong máu cao, huyết áp cao: Cần tây 500g, táo đen bỏ hạt 250g. Nấu chín, uống nước, ăn cái. Bổ can thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 200g, táo bỏ hột 10g, đỗ trọng (bột) 15g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, dầu vừa đủ dùng. Nồi nóng, đổ dầu phi thơm gia vị. Đổ 600ml nước đun sôi rồi bỏ cần, táo, đỗ trọng, gia vị, đun nhỏ lửa thêm 20 - 30 phút là ăn được. Hoặc rau cần tây 200g, mộc nhĩ 30g, đỗ trọng bột 10g, tỏi 15g, gừng 5g, gia vị dầu vừa đủ. Các vị cho vào xào, bỏ cần tây sau cùng xào ăn tái. Theo Lương y Nguyễn Văn
  • PHONG TÊ THẤP 
Phong tê thấp là bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh thường phát triển dai dẳng, triệu chứng không biểu hiện rầm rộ, chỉ thoáng qua và lặp đi lặp lại. Đau nhức tê buồn xuất hiện từng đợt phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu đặc biệt mùa đông xuân hoặc những khi sức khỏe bị trục trặc suy giảm, lao động và sinh hoạt không điều độ, ăn uống thiếu thốn, nơi ở ẩm thấp, âm u kéo dài.
Trên lâm sàng phong tê thấp cũng thể hiện nhiều thể loại khác nhau. Hay gặp nhất là phong thấp, hàn thấp, tê thấp. Các loại khác ít gặp. Tùy thể loại mà Đông y có các bài thuốc điều trị cụ thể xin được trình bày từng thể bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần, bởi nó có hiệu quả trên lĩnh vực này, người bệnh rất dễ tìm kiếm và sử dụng.

Thể phong thấp

Triệu chứng: Các khớp và thân thể đau nhức, đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia, các khớp khó cử động, cơ thể phát sốt, toàn thân mệt mỏi, thích nằm, mạch phù.
Bài 1: Rễ xấu hổ 16g, thiên niên kiện 10g, vòi voi 16g, huyết đằng 16g, thổ linh 20g, độc hoạt 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Hy thiêm 16g, cỏ xước 16g, rễ bưởi bung, kinh giới 16g, phòng phong 12g, thương nhĩ 16g, tang ký sinh 16g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày một thang.

Thể hàn thấp

Triệu chứng: Đau ở một khớp hoặc nhiều khớp, đau cố định, không chạy như phong thấp. Càng lạnh càng đau. Đau nhiều về đêm. Các khớp khó co duỗi. Chân tay lạnh, da lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, đại tiện thường lỏng.
Bài 1: Thương nhĩ tử (sao) 16g, thiên niên kiện 10g, rễ cỏ xước 16g, rễ cà gai leo 16g, rễ tất bát 12g, nam tục đoạn 16g, ngải diệp (sao) 16g, quế chi 10g, trần bì 10g, thổ phục linh 20g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nam tục đoạn 16g, kinh giới 16g, kê huyết đằng 16g, độc hoạt 12g, cỏ xước 16g, thủ ô chế 16g, bưởi bung 16g, ngũ gia bì 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 12g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày một thang (uống khi nước thuốc còn nóng).

Thể tê thấp

Triệu chứng: Đau nhức nặng nề, da thịt tê bì, đi lại chậm chạp khó khăn, đau dai dẳng, nhận biết cảm giác bị giảm. Nếu bệnh nặng có thể bị tê liệt một bên cơ thể. Trường hợp này mạch nhu hoãn.
Cách chữa: Khu phong tán hàn, trừ thấp.
Bài 1: Tang ký sinh 16g, phòng phong 12g, kinh giới 16g, tất bát 12g, huyết đằng 16g, tế tân 6g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, xuyên khung 12g, độc hoạt 12g, hà thủ ô (chế) 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Bài thuốc chườm: Ngải diệp và lá cúc tần, mỗi thứ một nắm sao rượu, khi còn đang nóng chườm vào nơi đau. Công dụng: giảm đau, chống viêm, thông kinh hoạt lạc, phục hồi chức năng sinh lý cho xương khớp.
Chú ý: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý; chống lạnh, tránh nơi ẩm thấp, luôn luyện tập và kết hợp xoa bóp để chống xơ cứng.



Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của ngải cứu

Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh.
Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây và lá ngải cứu:
Làm thuốc điều kinh
Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hâm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Giúp an thai
Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Sơ cứu vết thương
Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.
Trị mụn, mẩn ngứa
Ngải cứu có tác dụng trị mụn, mẩn ngứa. (Ảnh minh họa)
Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt
Lấy 300gr ngảic cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Lưu thông máu lên não
Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.
7. Suy nhược cơ thể, kém ăn
Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
Trứng rán ngải cứu món ăn thơm ngon bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)
8. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.
Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho  thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…